Thu ngân sách 2022: riêng số vượt dự toán đủ để làm 8 tuyến Metro
Bạn có biết số tiền thu ngân sách nhà nước năm 2022 vượt so với dự toán đầu năm lớn đến mức đủ để làm thêm 8 tuyến Metro cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hoặc thừa để xây toàn bộ sân bay Long Thành (với công suất 100 triệu hành khách năm) hoặc đủ để làm đường sắt tốc độ cao đoạn từ TP Hồ Chí Minh đi Nha Trang (chiều dài 370 km, tốc độ 250 km/h, khổ 1,435 m).
Chắc sẽ có bạn nghĩ rằng có nhần lẫn gì chăng? Không nhầm lẫn đâu, kế hoạch thu NSNN đầu năm công bố công khai là 1.411.700 tỷ đồng, còn số thu thực tế ước đạt 1.760.000 tỷ đồng, vượt 350.000 tỷ đồng (đến 15/12 số thu NSNN đã là 1.691.000 tỷ đồng, dự kiến 15 ngày cuối năm thu thêm 69.000 tỷ đồng).
Chắc sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng, người dân, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như thế, sao không miễn giảm thuế để giãn sức dân. Xin thưa rằng có miễn, có giảm rồi đấy, tổng số tiền miễn, giảm, giãn nộp lên đến 193.400 tỷ đồng, trong đó số tiền miễn, giảm là 87.500 tỷ đồng, số tiền giãn nộp là 105.900 tỷ đồng.
[1] 6 điểm nhấn trong bức tranh thu ngân sách năm 2022:
1) Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có số thu ngân sách trên đầu người cao nhất cả nước, cao gấp 1,83 lần TP Hồ Chí Minh (BR – VT 95,6 triệu đồng/người, TP HCM 52,3 triệu đồng/người).
2) Lần đầu tiên Hà Nội có số thu nội địa ngang với TP Hồ Chí Minh (cùng khoảng 307.500 tỷ đồng). Tổng số thu ngân sách trên địa bàn của TP HCM cao hơn Hà Nội là từ hoạt động xuất nhập khẩu, từ dầu thô và từ viện trợ (XNK thu nhiều hơn 120.000 tỷ đồng, dầu thô thu nhiều hơn 13.300 tỷ đồng).
3) Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu gia nhập nhóm tỉnh/thành phố có số thu ngân sách trên 100.000 tỷ đồng.
4) Các tỉnh có số thu ngân sách vượt dự toán trên 50% là: Hưng Yên đứng đầu vượt 248%, Thừa Thiên Huế vượt 85,5%, Quảng Ngãi vượt 78,4%, Thanh Hoá vượt 73,5%, Quảng Bình vượt 60%, Bà Rịa Vũng Tàu vượt 54,4%.
5) Các tỉnh bắc miền Trung khởi sắc: Ngoài Thanh Hoá, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi thu vượt dự toán trên 60%, còn có thêm Nghệ An thu vượt 35,7%, Đà Nẵng vượt 21,8%, Quảng Nam vượt 24,5%, Bình Định vượt 35,6%.
6) Hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc bộ tự cân đối được ngân sách: Số tỉnh tự cân đối được ngân sách là 23 tỉnh/thành phố, tăng thêm 5 tỉnh/thành phố, trong đó có 12 tỉnh miền Bắc, 5 tỉnh miền Trung, 6 tỉnh miền Nam (trước đại dịch chỉ có 16 tỉnh tự cân đối được ngân sách không cần sự hỗ trợ của trung ương).
[2] 6 Nguyên nhân tăng thu ngân sách:
1) Kinh tế hồi phục và tăng trưởng, GDP 9 tháng tăng 8.83% dẫn đến các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều tăng (vượt 10,5% so với dự toán).
2) Giá dầu tăng nên khoản thu từ dầu thô tăng (vượt 144,6% so với dự toán).
3) Xuất nhập khẩu tăng 11,8%, cao hơn tăng trưởng GDP. Vì vậy mà số thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT nhập khẩu tăng dẫn đến thu từ hoạt động XNK vượt 32,4% so với dự toán.
4) Cơ quan thuế và Hải quan tăng cường quản lý thuế, xây dựng CSDL hoá đơn điện tử, dẫn đến giảm gian lận thuế, giảm trốn thuế và thất thu thuế.
5) Đưa giá mua bán BĐS về sát giá thị trường, dẫn đến thu từ nhà đất và chuyển nhượng bất động sản vượt 36,1%.
6) Tăng thu thuế từ hoạt động mua bán online (riêng các hãng nước ngoài Facebook, Tiktok, Apple, Google, Netflix, Microsoft đã nộp 3.440 tỷ đồng tiền thuế).
Cá nhân tôi cho rằng còn có một nguyên nhân nữa là do dự toán đầu năm làm quá rụt dè, chắc ngành thuế nghĩ rằng sau đại dịch Covid-19 kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng dù sao chúng ta cũng nên vui mừng vì chính phủ sẽ có nhiều tiền hơn để đầu tư cho hạ tầng, đặc biệt là đường bộ cao tốc bắc nam, các tuyến metro cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Thu ngân sách 2022: riêng số vượt dự toán đủ để làm 8 tuyến Metro
Bạn có biết số tiền thu ngân sách nhà nước năm 2022 vượt so với dự toán đầu năm lớn đến mức đủ để làm thêm 8 tuyến Metro cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hoặc thừa để xây toàn bộ sân bay Long Thành (với công suất 100 triệu hành khách năm) hoặc đủ để làm đường sắt tốc độ cao đoạn từ TP Hồ Chí Minh đi Nha Trang (chiều dài 370 km, tốc độ 250 km/h, khổ 1,435 m).
Chắc sẽ có bạn nghĩ rằng có nhần lẫn gì chăng? Không nhầm lẫn đâu, kế hoạch thu NSNN đầu năm công bố công khai là 1.411.700 tỷ đồng, còn số thu thực tế ước đạt 1.760.000 tỷ đồng, vượt 350.000 tỷ đồng (đến 15/12 số thu NSNN đã là 1.691.000 tỷ đồng, dự kiến 15 ngày cuối năm thu thêm 69.000 tỷ đồng).
Chắc sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng, người dân, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như thế, sao không miễn giảm thuế để giãn sức dân. Xin thưa rằng có miễn, có giảm rồi đấy, tổng số tiền miễn, giảm, giãn nộp lên đến 193.400 tỷ đồng, trong đó số tiền miễn, giảm là 87.500 tỷ đồng, số tiền giãn nộp là 105.900 tỷ đồng.
[1] 6 điểm nhấn trong bức tranh thu ngân sách năm 2022:
1) Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có số thu ngân sách trên đầu người cao nhất cả nước, cao gấp 1,83 lần TP Hồ Chí Minh (BR – VT 95,6 triệu đồng/người, TP HCM 52,3 triệu đồng/người).
2) Lần đầu tiên Hà Nội có số thu nội địa ngang với TP Hồ Chí Minh (cùng khoảng 307.500 tỷ đồng). Tổng số thu ngân sách trên địa bàn của TP HCM cao hơn Hà Nội là từ hoạt động xuất nhập khẩu, từ dầu thô và từ viện trợ (XNK thu nhiều hơn 120.000 tỷ đồng, dầu thô thu nhiều hơn 13.300 tỷ đồng).
3) Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu gia nhập nhóm tỉnh/thành phố có số thu ngân sách trên 100.000 tỷ đồng.
4) Các tỉnh có số thu ngân sách vượt dự toán trên 50% là: Hưng Yên đứng đầu vượt 248%, Thừa Thiên Huế vượt 85,5%, Quảng Ngãi vượt 78,4%, Thanh Hoá vượt 73,5%, Quảng Bình vượt 60%, Bà Rịa Vũng Tàu vượt 54,4%.
5) Các tỉnh bắc miền Trung khởi sắc: Ngoài Thanh Hoá, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi thu vượt dự toán trên 60%, còn có thêm Nghệ An thu vượt 35,7%, Đà Nẵng vượt 21,8%, Quảng Nam vượt 24,5%, Bình Định vượt 35,6%.
6) Hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc bộ tự cân đối được ngân sách: Số tỉnh tự cân đối được ngân sách là 23 tỉnh/thành phố, tăng thêm 5 tỉnh/thành phố, trong đó có 12 tỉnh miền Bắc, 5 tỉnh miền Trung, 6 tỉnh miền Nam (trước đại dịch chỉ có 16 tỉnh tự cân đối được ngân sách không cần sự hỗ trợ của trung ương).
[2] 6 Nguyên nhân tăng thu ngân sách:
1) Kinh tế hồi phục và tăng trưởng, GDP 9 tháng tăng 8.83% dẫn đến các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều tăng (vượt 10,5% so với dự toán).
2) Giá dầu tăng nên khoản thu từ dầu thô tăng (vượt 144,6% so với dự toán).
3) Xuất nhập khẩu tăng 11,8%, cao hơn tăng trưởng GDP. Vì vậy mà số thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT nhập khẩu tăng dẫn đến thu từ hoạt động XNK vượt 32,4% so với dự toán.
4) Cơ quan thuế và Hải quan tăng cường quản lý thuế, xây dựng CSDL hoá đơn điện tử, dẫn đến giảm gian lận thuế, giảm trốn thuế và thất thu thuế.
5) Đưa giá mua bán BĐS về sát giá thị trường, dẫn đến thu từ nhà đất và chuyển nhượng bất động sản vượt 36,1%.
6) Tăng thu thuế từ hoạt động mua bán online (riêng các hãng nước ngoài Facebook, Tiktok, Apple, Google, Netflix, Microsoft đã nộp 3.440 tỷ đồng tiền thuế).
Cá nhân tôi cho rằng còn có một nguyên nhân nữa là do dự toán đầu năm làm quá rụt dè, chắc ngành thuế nghĩ rằng sau đại dịch Covid-19 kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng dù sao chúng ta cũng nên vui mừng vì chính phủ sẽ có nhiều tiền hơn để đầu tư cho hạ tầng, đặc biệt là đường bộ cao tốc bắc nam, các tuyến metro cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
(Theo Fb Caobaodo)